Kích thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý của kích thủy lực

22/06/2021

Kích thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý của kích thủy lực

Kích thủy lực hay còn có tên gọi khác là con đội thủy lực. Đây là công cụ hữu dụng và quen thuộc trong ngành sửa chữa sản xuất cơ khí, xi măng và thép,... Nhưng để hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, cũng như vai trò của kích trong chuyên ngành thủy lực cơ khí thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy thì bài viết "Kích thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý của kích thủy lực" sẽ lý giải những điều thú vị bên trong cơ chế hoạt động của kích. Bên cạnh đó, bài đọc dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về tải trọng và hành của từng loại kích trên thị trường, để bạn có thể tìm mua một sản phẩm kích thủy lực hợp lý nhất theo mục đích của từng công việc.

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực là thiết bị dùng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn, cồng kềnh lên đến hàng chục, hàng trăm tấn, vì thế mà sản phẩm được sử dụng nhiều và không thể thiếu trong các công trình xây dựng, cầu đường và sửa chữa máy móc công nghiệp. Tuy nhiên mỗi một loại kích đều có những cấu tạo và nguyên lí hoạt động không giống nhau để đáp ứng với từng nhu cầu công việc khác nhau. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kích thủy lực

Trước hết, chúng ta hãy hình dung về nguyên lý của một khẩu súng nước. Nếu chúng ta có thể bóp cò súng, nước sẽ chảy theo hướng ngược lại, nghĩa là chúng ta đã tạo ra một lực đẩy lớn. Nếu phóng đại khẩu súng nước lên nhiều lần, chúng ta có thể tạo ra một lực đủ lớn để nâng mọi thứ. Đây chính là cách hoạt động của kích thủy lực hay còn gọi là kích thủy lực.

Kích thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực và cơ chế hoạt động chỉ sử dụng bằng Piston.

  • Cơ chế đẩy lên : Khi Piston (2) dịch chuyển về phía dưới một đoạn L1, van một chiều (3) được đóng lại và chất lỏng trong bình công tắc 1 đi vào xilanh nâng qua van một chiều (4). Khi đó Piston (6) và vật tải F2 sẽ được nâng lên một đoạn L2.
  • Cơ chế hạ xuống : Khi Piston (2) dịch chuyển về phía trên, van một chiều (4) đóng lại và Sau đó Piston (2) hạ xuống một đoạn L2. Muốn hạ Piston kích thủy lực số (6) và vật tải F2 xuống, chúng ta cần phải hạ khóa (5) để nối thông xilanh và bình chứa.

Tải trọng và hành trình của từng chiếc kích

Kích thủy lực có nhiều tải trọng khác nhau, cùng với đó là độ cao tiêu chuẩn, sao cho phù hợp với mục đích sử dụng

Sau đây là một vài thông số về tải ttrọng và hành trình của từng kích phổ biến:

  • Kích thủy lực 6 tấn: Sức nâng của kích (tải trọng) là 6 tấn, hành trình tối thiểu của kích là 180mm, hành trình tối đa là 355mm, phù hợp với các công việc nặng vừa phải.
  • Kích thủy lực 10 tấn: Sức nâng của kích (tải trọng) là 10 tấn, hành trình tối thiểu của kích là 220mm, hành trình tối đa là 385mm.
  • Kích thủy lực 20 tấn: Sức nâng của kích (tải trọng) là 20 tấn, hành trình tối thiểu của kích là 235mm, hành trình tối đa là 440mm.
  • Kích thủy lực 32 tấn: Sức nâng của kích (tải trọng) là 32 tấn, hành trình tối thiểu của kích là 205mm, hành trình tối đa là 455mm.
  • Kích thủy lực 100 tấn: Sức nâng của kích (tải ) là 100 tấn, hành trình tối thiểu của kích là 185mm, hành trình tối đa là 450mm.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật Tân Hoàng Phát
popup

Số lượng:

Tổng tiền: